Quan hệ công chúng (Public Relation) và Truyền thông (Communications) là hai khái niệm dễ nhầm lẫn bởi một số yếu tố chồng chéo lên nhau khá tương đồng, tuy nhiên chúng vẫn nên được coi là hai ngành riêng biệt.
Giữa Quan hệ công chúng (PR) và Truyền thông vẫn có những khác biệt đáng kể, trong đó bao gồm những khác biệt về nhiệm vụ và những yếu tố liên quan đến quan hệ công chúng và truyền thông mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Điều đơn giản nhất bạn cần nhớ về sự khác biệt giữa Quan hệ công chúng (PR) và Truyền thông là:
"Truyền thông là một thuật ngữ bao quát với quan hệ công chúng bao hàm bên trong nó".
MỤC LỤC
I. ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG (PR) VÀ TRUYỀN THÔNG
1. VỀ NGÀNH TRUYỀN THÔNG
2. VỀ NGÀNH QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
II. ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG (PR) VÀ TRUYỀN THÔNG
1. VỀ NGÀNH TRUYỀN THÔNG:
Những người làm truyền thông thường sẽ xử lý các vấn đề liên quan đến truyền thông với phạm vi cả trong và ngoài công ty.
Những người làm việc trong lĩnh vực truyền thông chịu trách nhiệm kết nối các bộ phận khác nhau trong một tổ chức. Họ làm việc thông qua các phương thức kết nối đã được định trước như bản tin nhân viên, trang web nội bộ hoặc blog.
Đối tượng nội bộ giữa các doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau, tuy nhiên thường sẽ bao gồm các thành phần như: nhân viên, nhà đầu tư, cổ đông và đội ngũ điều hành.
Tương tự, đối tượng bên ngoài của các doanh nghiệp khác nhau cũng có sự khác biệt. Trong đó phổ biến nhất phải kể đến chính là: Các bên liên quan, khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Các chuyên gia truyền thông sẽ chịu trách nhiệm giao tiếp với hai đối tượng nêu trên một cách khéo léo và giúp gắn kết họ với công ty. Đồng thời bộ phận truyền thông sẽ đảm bảo rằng các thông điệp được truyền tải đi là xác thực và chính thống.
VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG BAO GỒM:
Vai trò của người quản lý truyền thông được chia thành hai phần:
Quan hệ công chúng (PR) là một cách tiếp cận có chiến lược để xây dựng, quản lý danh tiếng tích cực và truyền thông thương hiệu cho khách hàng. Nó liên quan đến việc phát triển mối quan hệ với công chúng, các bên liên quan và các đối tượng quan trọng khác với phạm vi bên ngoài doanh nghiệp.
Các chuyên gia quan hệ công chúng chịu trách nhiệm quản lý về danh tiếng của tổ chức trong mắt công chúng (hay còn gọi là quan hệ công chúng quốc tế - international public relations). Điều này thường được thực hiện bằng cách tạo ra những câu chuyện đáng tin cậy để chia sẻ với giới truyền thông thông qua việc viết thông cáo báo chí, quảng cáo chiêu hàng, nền tảng truyền thông xã hội, sự kiện, v.v.
Thông qua sự ủng hộ của bên thứ ba, PR sẽ giành được sự tin tưởng, chứng thực và hình ảnh tích cực với đối tượng mục tiêu của nó.
Để thực hiện chức năng của mình, các chuyên gia quan hệ công chúng sẽ lựa chọn thông điệp tổng quát của công ty để truyền tải định vị chiến lược của doanh nghiệp.
Bộ phận Quan hệ công chúng cũng đảm nhiệm 2 vai trò chính:
Như bạn có thể thấy, ngành PR và Truyền thông có một số kỹ năng và thuộc tính giống nhau. Trong đó hãy ghi nhớ rằng ngành Truyền thông rộng hơn vì nó bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau, còn Quan hệ công chúng là một phần cụ thể của lĩnh vực này.
Đó là lý do tại sao vai trò của chúng đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau do bản chất của chúng giống nhau.
Sau đây là một số đặc điểm giống nhau của PR và Truyền thông mà bạn có thể tham khảo:
Quản lý truyền thông rất quan trọng để vận hành hài hoà hai yếu tố này. Các nhà quản lý quan hệ công chúng thường sẽ cần liên lạc với nhóm truyền thông của công ty để giúp xây dựng một kế hoạch hiệu quả, đảm bảo tin tức được chia sẻ vào đúng thời điểm đồng thời hỗ trợ những chiến lược quan trọng hiệu quả hơn.
Quan hệ công chúng (PR) và Truyền thông sẽ luôn tách biệt nhưng có thể sẽ có mối quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn. Hai ngành này sẽ trở nên gắn kết với nhau về bản chất, với những kỹ năng và thuộc tính cần thiết giống nhau, tuy nhiên, chúng sẽ tiếp tục là hai thực thể khác nhau trong tương lai.
Tham khảo: